Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

29/11/2022
0

 Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào?

>>>  Các bệnh lý răng miệng thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng

1. Răng miệng đang gặp vấn đề

  • Viêm lợi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu chân răng. Viêm lợi xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không sạch. Viêm lợi càng nặng thì chảy máu chân răng càng nhiều.
  • Bệnh lý về răng: Các bệnh như là sâu răng, nhiễm trùng chân răng hay răng bị đau ê buốt đều tạo điều kiện thuận lợi khiến chảy máu chân răng.
  • Răng mọc lệch, khấp khểnh: Răng mọc lệch khấp khểnh làm cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn, thức ăn bị kẹt lại khó lấy ra làm lợi dễ bị viêm và chảy máu.
  • Chấn thương lợi: Do đánh răng quá mạnh, bàn chải quá cứng đều là nguyên nhân gây chảy máu chân răng.

2. Vấn để cơ thể

  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Do ăn đồ cứng, không ăn nhiều chất bổ sung vitamin C.
  • Thiếu Vitamin K: Đây là loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Như người dùng kháng sinh dài ngày có thể gây thiếu hụt vitamin K dẫn đến chảy máu.
  • Thay đổi nội tiết tố nữ: Lúc dậy thì, mãn kinh hoặc mang thai cũng xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng.
 

Chảy máu chân răng

Cách khắc phục tình trạng chảy máu chân răng
 

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều tiên quyết để kiểm soát chảy máu chân răng Nha Khoa Lovely sẽ gửi đến bạn những cách 2 khắc phục chảy máu chân răng

1. Chữa chảy máu chân răng tạm thời

  • Dừng tác động mạnh đến vùng lợi viêm, đánh răng nhẹ.
  • Chườm lạnh để làm giảm cảm giác đau nhức, ê buốt.
 

Chườm lạnh để giảm đau nhức tạm thời

2. Chữa chảy máu chân răng hoàn toàn

  • Cạo vôi răng: làm cho bề mặt răng nhẵn mịn, không tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và thức ăn bám vào.
  • Sử dụng thuốc hỗ trợ giảm viêm.
  • Nếu có những bệnh lý răng miệng nào khác cần điều trị triệt để và chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn.
  • Loại bỏ các thói quen xấu hại sức khỏe răng miệng như hút thuốc lá, ăn đồ ngọt, đồ dầu mỡ, nước có gas,...
 
Làm thế nào để phòng tránh chảy máu chân răng?
 
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt: Để cải thiện vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần. Vệ sinh răng miệng tốt đặc biệt quan trọng đối với bà bầu. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng có thể kích hoạt bệnh nướu răng và chảy máu nướu răng.

  • Súc miệng bằng dung dịch vệ sinh răng miệng.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không căng thẳng: Căng thẳng cảm xúc có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu.
  • Uống trà xanh: Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm máu. Trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng.
  • Tăng Vitamin nhóm C và K: Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng vì giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu nướu.
 

 Bổ sung thêm vitamin C và Kẽm

Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và phòng tránh, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. Khuyến khích đến trực tiếp phòng khám để có những chẩn đoán chính xác nhất cho từng đối tượng
Liên hệ đến Nha Khoa Lovely qua hotline hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage để được tư vấn hoặc đặt lịch khám hoàn toàn miễn phí.

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Có thể bạn sẽ quan tâm

Giải pháp niềng răng cho người bận rộn

Ngày nay, ngoài phương pháp niềng răng mắc cài thì phương pháp niềng răng trong suốt rất được lòng người dùng. Nhu cầu làm đẹp của mọi người ngày càng gia tăng và có một số bệnh nhân thường xuyên gặp khách hàng, trao đổi bàn bạc công việc. Vì thế việc đeo một chiếc mắc cài kim loại khiến họ mất tự tin và cảm giác như thiếu tôn trọng người đối diện.

Bé không chịu đeo khí cụ - Phải làm sao đây bác sĩ

Làm sao khi bé không chịu đeo khí cụ là câu hỏi mà các bác sĩ tại nha khoa Lovely thường được nghe từ các bậc phụ huynh có con nhỏ độ tuổi nhỏ đang thực hiện chỉnh nha cơ chức năng tại nha khoa. Đây là một số biện pháp mà chúng tôi hay sử dụng để phụ huynh về tập cho bé làm quen với khí cụ và hợp tác khi đến nha khoa..

Thông Báo ra mắt Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng - Nha Khoa Lovely

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng Nha Khoa Lovely xin được thông báo tới quý...

Bảng giá dịch vụ nha khoa tại Lovely

Khi đến với Nha khoa Lovely, khách hàng sẽ được thăm khám và tư vấn miễn phí, sau đó mới quyết định; Dưới đây là bảng giá dịch vụ tại nha khoa Lovely.

Viêm nướu khi bọc sứ do đâu?

Bọc răng sứ là biện pháp phục hình răng tối ưu và nhanh chóng được nhiều người áp dụng. Vì độ phổ biến của phương pháp này trong nha khoa nên những vấn đề sức khỏe răng miệng sau khi bọc răng sứ cũng có nhiều trường hợp hi hữu xảy ra. Phổ biến nhất là sưng nướu, viêm lợi sau một khoảng thời gian thực hiện bọc răng sứ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng đó và các biện pháp khắc phục như thế nào? Cùng Nha Khoa Lovely giải đáp nhé!

Lịch sử hình thành và phát triển của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng

Cùng Nha khoa Lovely tìm hiểu lịch sử hình thành của liệu pháp chỉnh nha cơ chức năng - phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài cho các bé từ 5-12 tuổi.

Câu chuyện nha sĩ: " Làm sao khắc phục tình trạng rối loạn hơi thở, lưng gù, răng chen chúc ở trẻ "

Chỉnh nha cơ chức năng là liệu pháp thay đổi các thói quen xấu ngay khi còn nhỏ nên rất cần sự hợp tác và tuân thủ các dặn dò của bác sĩ để liệu trình diễn ra ngắn hơn. Đối với phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, thời gian liệu trình không giống nhau trên mỗi đối tượng nhưng tóm lại chỉ chung một mục đích là hướng dẫn để răng mọc đúng nơi và lưỡi đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG còn hỗ trợ điều chỉnh xương, như hình ở trên trước liệu trình lưng bé bị gù. Chỉ một thời gian ngắn sau, lưng bé đã thẳng hơn mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào để hạn chế hình thể răng vĩnh viễn không đẹp, hô, móm, lệch tốn nhiều thời gian và chi phí cho vấn đề chỉnh nha sau này. 

Trám răng thẩm mỹ - giải pháp phục hình răng nhanh chóng

Trám răng hay hàn răng là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả cả về tính thẩm mỹ lẫn cải thiện chức năng nhai.

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

Chuyên đề chăm sóc răng miệng: bác sĩ Nguyễn Thị Dễ cùng trường đại học Tôn Đức Thắng

Chiều ngày 31/5/2022, bác sĩ Nguyễn Thị Dễ cùng với các Thầy Cô giảng viên và đại diện các bạn sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng đã có buổi gặp nhau, trò chuyện trao đổi các vấn đề xoay quanh về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng.