Nạo cắt chóp là gì?

Nạo cắt chóp là gì?

25/11/2022
0
Khái niệm nạo cắt chóp răng là gì?
 

Chóp răng nằm ở vị trí cuối cùng của chân răng và năm sâu bên trong xương hàm. Khi chóp răng bị tổn thương sẽ dẫn đến tình trạng phù nề có thể gây ra viêm, hư sâu bên trong răng làm chết tủy, nhiễm trùng chân răng, cuối cùng là mất răng. Khi này, nạo cắt chóp răng sẽ là phương pháp để không phải nhổ răng mà vẫn loại bỏ được phần bị viêm nhiễm.

>>> Cần làm gì khi bị áp xe răng?

Nạo cắt chóp

Cụ thể một số trường hợp cần cắt chóp răng gồm:

  • Chóp bị viêm nhiễm hoặc tổn thương do các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm tủy,...
  • Xuất hiện u nang răng.
  • Ống tủy của bệnh nhân quá cong, làm cho dụng cụ chữa tủy khó tiếp cận làm sạch sâu.
  • Điều trị nội khoa không mang lại kết quả.
 

Bên cạnh đó, có một số trường hợp không thể áp dụng phương pháp này như:

  • Bệnh nhân có bệnh toàn thân.

  • Đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Viêm nhiễm vùng miệng.
  • Chân răng ngắn.
 
Lợi ích của việc cắt chóp răng
 

Tiểu phẫu cắt chóp răng có ý nghĩa khá quan trọng trong điều trị bệnh lý lẫn bảo vệ sức khỏe răng miệng. Phương pháp này mang lại những ưu điểm nổi bật như:

  • Cắt chóp răng sẽ cải thiện tình trạng bệnh lý, tránh ảnh hưởng đến tủy răng, nhiễm trùng nướu và bảo tồn răng thật.

  • Viêm chóp răng sẽ gây ra các cơn đau nhức dai dẳng và khó chịu, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Phẫu thuật cắt chóp răng sẽ cải thiện hiệu quả tình trạng này.
  • Sau khi cắt chóp răng, việc ăn uống sẽ được cải thiện tốt hơn, ngon miệng hơn.
  • Phẫu thuật cắt chóp răng sẽ ngăn chặn kịp thời các biến chứng do viêm chóp gây ra như viêm xương, viêm hạch, tiêu xương…
 

Bảo vệ hàm răng của bạn

Chăm sóc răng sau khi phẫu thuật cắt chóp răng
 

Sau khi phẫu thuật nạo cắt chóp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không ngậm hoặc súc miệng bằng nước muối vì nước muối có thể làm vết thương chảy máu, kéo dài thời gian hồi phục. Sau khi ăn, chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lọc, tránh tạo áp lực động chạm đến vết mổ.

  • Chườm đá lên mặt bên ngoài tại vị trí phẫu thuật. Đá lạnh có tác dụng giảm sưng hiệu quả. Mỗi lần chườm từ 15 – 20 phút, cách 1 tiếng chườm 1 lần.
  • Sau 24 giờ làm phẫu thuật, bạn chỉ nên dùng chỉ tơ nha khoa, cạo lưỡi và đánh răng nhẹ nhàng. Tránh đưa bàn chải đến gần vết mổ.
  • Trong 2-3 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh nên ăn đồ mềm, dễ nuốt như cháo, súp,… Lưu ý để nguội trước khi ăn vì thay đổi nhiệt độ thất thường khiến răng dễ kích ứng.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, canxi, chất khoáng thiết yếu có trong rau xanh, hoa quả tươi, tôm, cá, trứng sữa,… Đặc biệt, người sau phẫu thuật nên uống sữa vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, rất tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế tối đa thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích, thuốc lá, nước ngọt có gas, caffeine,…
  • Ăn đủ bữa, dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng và làm việc quá độ.
  • Uống thuốc theo đơn, không tự ý  liều hoặc kéo dài liệu trình khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra tình trạng của vết mổ, phòng ngừa trường hợp nhiễm trùng hoặc vấn đề khác.
 

Cách chăm sóc răng sau khi nạo cắt chóp

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phẫu thuật cắt chóp răng. Nếu không may bị viêm quanh chóp răng, bạn nên đến nha khoa điều trị càng sớm càng tốt nhé!

Hoặc còn vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ tới Nha Khoa Lovely theo số Hotline 0901.414.559 để được các bác sĩ, chuyên gia tại Nha Khoa Lovely giải đáp nhé!

 

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 

Có thể bạn sẽ quan tâm

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Cần làm gì khi bị áp xe răng?

Áp xe răng là tình trạng răng bị sưng đau, thường xuyên xuất hiện tụ mủ, máu và chất dịch chảy ra bên ngoài. Áp xe răng báo hiệu một số bệnh về răng miệng của bạn như sâu răng hoặc do tai nạn làm răng bị nứt vỡ tạo các kẽ hở cho vi khuẩn xâm nhập vào trong các kẽ hở răng làm răng bị nhiễm trùng.

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.

Vì sao nên sử dụng máy tăm nước?

Chắc hẳn có rất nhiều người đang tò mò không biết máy tăm nước là gì? Công dụng của nó ra sao? Bài viết này Nha Khoa Lovely sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc về máy tăm nước cũng như những lợi ích mà nó mang lại nhé!

NGUYÊN NHÂN GÂY Ê BUỐT CHÂN RĂNG

Bạn đang vui vẻ thưởng thức những que kem mát lạnh, món lẩu cay nóng yêu thích nhưng cơn ê buốt ập đến cản trở bữa ăn ngon của bạn. Vậy nguyên nhân ê buốt từ đâu? Đã đến lúc bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng phiền toái này nhé!

Hòa mình vào buổi vui chơi của các bé thuộc nhóm "Tìm lại ước mơ" trong chương trình " NÀO! TA CÙNG VUI"

Sáng ngày 07/08/2022, Bác sĩ Dễ có buổi gặp gỡ, vui chơi cùng các bé thuộc nhóm “Tìm lại ước mơ” và quay chương trình “NÀO, TA CÙNG VUI! “ của nhà đài HTV. 

Những điều cần lưu ý trước khi cấy ghép Implant

Phương pháp cấy ghép Implant đang là kỹ thuật phục hình răng hiện đại và tối ưu nhất cho người gặp phải tình trạng mất răng. Vì vậy, các thông tin về phương pháp cấy ghép Implant cũng nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu những điều cần lưu ý trước khi thực hiện cấy ghép Implant.

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Các vấn đề răng miệng thường gặp

Nhiều thống kê chỉ ra rằng, tỷ lệ phần trăm người Việt Nam gặp các vấn đề về răng miệng vô cùng cao. Nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống, cách vệ sinh, tâm lý hoặc lối sống không lành mạnh. Nha Khoa Lovely sẽ liệt kê một số bệnh lý răng miệng phổ biến nhất ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của mọi người.