Tác Hại Của Thói Quen Nhai Một Bên

Tác Hại Của Thói Quen Nhai Một Bên

18/11/2022
0

Khi thực hiện chức năng nhai, hai hàm chúng ta luôn vận động đối xứng, hỗ trợ lẫn nhau để nghiền nát thức ăn. Thói quen nhai một bên là hiện tưởng đẩy thức ăn qua một bên trái hoặc phải của miệng để nhai. Đây là một thói quen ăn uống rất xấu và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy hậu quả của việc nhai một bên là gì? Hãy cũng Nha Khoa Lovely tìm hiểu trong bài viết này nhé!

>>> Nguyên nhân rối loại khớp thái dương hàm

Hậu quả khi ăn nhai một bên 
 
  • Khuôn mặt bị lệch: Nguyên nhân là do khi nhai một bên, chỉ có một bên hàm phát triển còn bên còn lại ít bận động nên khuôn mặt sẽ bị to nhỏ không đều. Có thể lệch cả sóng mũi

  • Răng yếu hơn: Thay vì hai hàm sẽ hỗ trợ làm việc thì khi nhai một bên chỉ có 1 bên hàm làm việc với công suất gấp đôi. Nên bộ răng nhanh chóng yếu đi, bào mòn nhanh và nhiều hơn. Các răng yếu cũng dễ tích tụ cao răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây sâu răng hoặc viêm nhiễm.
  • Dạ dày bị ảnh hưởng: Nhai một bên khiến thức ăn không được nghiền đủ nát, xé nhỏ trước khi đưa vào dạ dày làm cho dạ dày phải thực hiện nghiền nát thức ăn với cường độ cao. Dần dần sẽ gây đau dạ dày
  • Viêm khớp thái dương hàm: Nhai một bên sẽ làm cho khớp thái dương hàm bị mòn dần và không đều ở hai bên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ trực tiếp gây ra sai khớp cắn, há miệng kêu tiếng khớp xương. Tệ hơn là sẽ cảm thấy đau khi nhai hoặc khó khăn khi đóng mở miệng
 

 Mặt lệch do nhai một bên

Nhai như thế nào là đúng cách?
 
  • Hiểu chính xác chức năng của từng nhóm răng: Răng hàm dùng để nhai nghiền và răng cửa dùng để cắn xé. Bạn không nên dùng răng cửa để nhai nghiền vì răng cửa chỉ có một chân yếu ớt, nếu sử dụng để nhai nghiền sẽ dễ bị mòn và nhạy cảm.

  • Nhai thật kỹ : Nhai thật chậm, nhiều lần thì thức ăn sẽ mềm ra, khi đưa vào cơ thể cũng thoải mái hơn. Nhai chậm giảm quá trình tiêu thụ thức ăn. Thức ai được đưa vào cơ thể không quá nhiều
  • Nhai đều hai bên: Thói quen nhai một bên rất khó bỏ. Trước mắt chúng ta có thể tập nhai hai bên bằng cách nhai kẹo cao su tại bên hàm ít hoạt động. Dần dần trong vô thức, chúng ta sẽ điều chỉnh được nhau cả bên.

Ăn nhai đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bạn

Theo dõi website Nha Khoa Lovely để nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực sức khỏe, sắc đẹp, răng miệng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đìnhĐể được hỗ trợ Khám và Tư Vấn miễn phí, quý khách vui lòng liên hệ đến số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp trên website. Chúng tôi sẽ chăm sóc bạn ngay lập tức.

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 
Có thể bạn sẽ quan tâm

Nguyên nhân rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn Khớp Thái Dương Hàm là nguyên nhân thường gặp của biểu hiện đau vùng quai hàm và vùng khớp Thái Dương Hàm. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bào mòn sức khỏe qua những cơn đau triền miên và khó chữa trị.

Rối loạn khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Rối loạn khớp thái dương hàm là cụm từ khá mới đối với nhiều người. Đó là tình trạng tiếng kêu lộp cộp khi người bệnh mở miệng hay nhai. Trầm trọng hơn chúng có thể gây đau đớn vùng thái dương, tai hoặc đau đầu.

BÁC SĨ THU DỄ - CHUYÊN GIA ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM

Rối loạn khớp thái dương hàm không chỉ gây ra tiếng kêu khi người bệnh mở miệng hoặc nhai mà chúng còn gây đau đớn, khó chịu. Người bệnh bị chứng rối loạn khớp thái dương hàm do nhiều vấn đề khác nhau có thể kể tới như viêm khớp, chấn thương xương hàm, hay cơ bị mỏi do hàm siết chặt. Vậy rối loạn khớp thái dương hàm có chữa được không? Bài viết sẽ giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi này nhé!

Viêm khớp thái dương hàm và cách điều trị

Viêm khớp thái dương hàm (TMJ) là một bệnh phổ biến nhưng ít người quan tâm và điều trị. Bệnh có thể gặp phải ở bất kỳ lứa tuổi nào thậm chí là trẻ em. TMJ là tình trạng sụn khớp hàm bị phá hỏng, các phần mềm quanh khớp bị ảnh hưởng dẫn đến tình trạng đau nhức thái dương, khu vực tai, vai gáy,...

Các triệu chứng của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm

Hiện tượng đau khớp thái dương hàm xảy ra ở một hoặc hai bên mặt. Ban đầu chỉ là những cơn đau nhẹ, tự khỏi. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân sẽ gặp những cơn đau liên tục, dữ dội, đặc biệt là khi ăn và nhai.