Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

Nghiến răng nguy hiểm như thế nào?

19/10/2022
0

 Nghiến răng khi ngủ hoặc khi căng thẳng là một hiện tượng xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Nó là hoạt động lặp đi lặp lại của cơ hàm, đặc trưng bởi sự siết chặt hoặc nghiến của răng và sự giằng, đẩy của hàm dưới”, chúng có thể tạo ra âm thanh ken két khó chịu hoặc không. Người mắc rối loạn này rất khó có thể nhận thức được mình đang nghiến răng. Nhiều người xem nghiến răng không phải là một thói quen xấu nên thờ ơ và xem thường nó nhưng không biết rằng đó chính là biểu hiện của một số bệnh lý, thậm chí dẫn tới hiện tượng ngưng thở khi ngủ. Vậy nguyên nhân phát sinh tình trạng này là gì?

Nghiến răng khi ngủ

>>> Trẻ nghiến răng khi ngủ có phải điều bất thường

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng
 

Hiện nay, rất ít dữ liệu nghiên cứu về tình trạng này nên nguyên nhân nghiến răng chữa thật sự rõ ràng. Nhưng chúng chắc chắn sẽ liên quan đến các yếu tố như:

  • Do stress: Trường hợp này thường gặp ở người trẻ đang chịu nhiều áp lực từ công việc và cuộc sống. giải đáp cho vấn đề này chính là nghiến răng ban đêm có thể là sự đáp ứng đối với căng thẳng ban ngày đã hoặc đang diễn ra. Khảo sát thì người căng thẳng kèn nghiến răng khi ngủ chiếm số lượng lớn.

  • Yếu tố di truyền: Nghiên cứu cho thấy rằng có thể có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phảu phát triển tật nghiến răng. 21 - 50% những người bị nghiến răng khi ngủ có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh tương tự.
  • Thuốc và chất kích thích: Một số tác dụng phụ của thuốc, chất gây nghiện làm tăng nguy cơ nghiến răng như thuốc trầm cảm ba vòng.
  • Khớp cắn: Sự không cân xứng của khớp cắn cũng là nguyên nhân gây tật nghiến răng. Chúng cản trở đường đi của vận động nhau bình thường. Như khi răng khôn hàm trên mất, răng khôn hàm dưới mọc trồi. Khi cắn lại, hàm dưới phải đưa ra trước nhiều hơn để đóng hàm gây sai lệch vận động hàm.
  • Yếu tố toàn thân: Do dị ứng, rối loạn dinh dưỡng, thiếu vitamin. Các rối loạn thần kinh trung ương như bại não, bệnh down, động kinh,...
  • Do công việc: Công nhân khuân vác cần cắn chặt răng để gồng sức, người diễn xiếc dùng răng để chống đỡ toàn người,...
 
Tác hại của nghiến răng khi ngủ

 

Nghiến răng không thực hiện chức năng của hoạt động nhau và có thể gây chấn thương khớp cắn. Khớp cắn ảnh hưởng đến chức năng của cơ, tác động đến thái dương gây rối loạn khớp thái dương hàm. Nghiến răng thường xuyên gây tổn thương răng như nứt, vỡ, tổn thương xương hàm hoặc thậm chí biến dạng khuôn mặt,...

Răng mẻ, nứt, vỡ do nghiến răng

Cách khắc phục tật nghiến răng

 

  • Đối với người mắc chứng nghiến răng do tâm lý cần điều chỉnh lại sinh hoạt hằng ngày, điều trị stress, ngủ đúng giờ,...

  • Thay đổi thói quen vận động hàm.
  • Lúc này các bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ để thực hiện các bài tập cơ hàm, điều chỉnh thói quen vận động hàm. 
  • Can thiệp nha khoa: Một trong những cách điều chỉnh phổ biến chính là sử dụng máng chống nghiến giúp răng tránh khỏi sự mài mòn. Sử dụng cụ bảo vệ hàm hoặc điều chỉnh khớp cắn về đúng vị ví để giảm các tác động quá mức lên cơ và răng.
 

Đeo máng chống nghiến răng

Nghiến răng không quá nguy hiểm nhưng nếu để tình trạng kéo dài sẽ để lại những tác hại nặng nề cho răng miệng như Nha Khoa Lovely đã liệt kê bên trên. Hiện nay, Nha Khoa Lovely có những phương pháp giúp hỗ trợ những bệnh nhân đang gặp tình trạng nghiến răng phù hợp với từng tình trạng, độ tuổi của bệnh nhân mà không rập khuôn, chất lượng điều trị vượt trội, hiệu quả nhất. 
Để đặt lịch khám tại Nha Khoa Lovely, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE 0901.414.559 hoặc đặt lịch trực tiếp trên website để được THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN MIỄN PHÍ NHÉ!

ĐẶT HẸN KHÁM HOẶC TƯ VẤN

 
Có thể bạn sẽ quan tâm

Câu chuyện nha sĩ: " Làm sao khắc phục tình trạng rối loạn hơi thở, lưng gù, răng chen chúc ở trẻ "

Chỉnh nha cơ chức năng là liệu pháp thay đổi các thói quen xấu ngay khi còn nhỏ nên rất cần sự hợp tác và tuân thủ các dặn dò của bác sĩ để liệu trình diễn ra ngắn hơn. Đối với phương pháp chỉnh nha cơ chức năng, thời gian liệu trình không giống nhau trên mỗi đối tượng nhưng tóm lại chỉ chung một mục đích là hướng dẫn để răng mọc đúng nơi và lưỡi đặt đúng vị trí. Hơn thế nữa, CHỈNH NHA CƠ CHỨC NĂNG còn hỗ trợ điều chỉnh xương, như hình ở trên trước liệu trình lưng bé bị gù. Chỉ một thời gian ngắn sau, lưng bé đã thẳng hơn mà không cần dụng cụ hỗ trợ nào để hạn chế hình thể răng vĩnh viễn không đẹp, hô, móm, lệch tốn nhiều thời gian và chi phí cho vấn đề chỉnh nha sau này. 

Các biện pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là phần lợi xung quanh chân răng bị chảy máu. Đây chính là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục chảy máu chân răng như thế nào

Chuyên đề chăm sóc răng miệng: bác sĩ Nguyễn Thị Dễ cùng trường đại học Tôn Đức Thắng

Chiều ngày 31/5/2022, bác sĩ Nguyễn Thị Dễ cùng với các Thầy Cô giảng viên và đại diện các bạn sinh viên trường đại học Tôn Đức Thắng đã có buổi gặp nhau, trò chuyện trao đổi các vấn đề xoay quanh về vấn đề chăm sóc sức khỏe răng miệng.

Tập cơ chức năng tác động đến dáng vóc của bé như thế nào?

Chỉnh nha cơ chức năng không chỉ giúp chỉnh răng về đúng vị trí, còn giúp các bé điều chỉnh xương hàm, xương cột sống giúp vóc dáng thẳng hơn không bị gù hoặc ngửa về phía sau

BỌC RĂNG SỨ CÓ PHẢI LẤY TỦY KHÔNG?

Để giúp đọc giả giải đáp các thắc mắc bọc sứ có cần điều trị tủy không thì chúng ta cần phải tìm hiểu xem tủy răng là gì? Tủy răng có cấu trúc phức tạp, khác nhau trên từng răng, từng cá thể và thay đổi theo từng độ tuổi được bảo vệ bởi hai lớp cứng của thân răng kể từ ngoài vào trong là men răng và ngà răng. Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu có ở cả thân răng và chân răng (gọi là buồng tủy và ống tủy) nằm trong một hốc giữa ngà răng.

HÈ SẢNG KHOÁI - CHƠI THẢ GA - LÀM VIỆC HIỆU QUẢ CÙNG NHA KHOA LOVELY

Ngày 14/8/2022 vừa qua, toàn thể phòng khám Nha khoa Lovely đã có một chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm đến thành phố biển xinh đẹp vũng tàu. Sau 2 năm khó khăn chống chọi với dịch covid, đây là chuyến đi gắn kết mọi người đến gần nhau hơn sau những ngày dài tất bật với công việc, gia đình và con cái. Các anh/ chị em trong phòng khám gắn kết với nhau như một gia đình - cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi vô cùng ấm áp đúng như tên gọi của Nha khoa Lovely - nha khoa của tình thân, yêu thương và tận tụy

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ

Các mẹ bỉm sữa hẳn vẫn luôn băn khoăn về quá trình mọc răng của con trẻ, con mình lúc nào sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên, rồi thời gian mọc những chiếc răng khác là khi nào... cùng nhiều câu hỏi khác về quá trình mọc răng. Qua bài viết này, Nha khoa Lovely hy vọng sẽ mang đến các mẹ bỉm sữa câu trả lời thật cô đọng và đầy đủ nhé.

Kiểu chỉnh nha nào được mọi người ưa chuộng nhất?

Sự xinh đẹp và cuốn hút của bạn được quyết định không những bởi ánh mắt mà còn phụ thuộc cả nụ cười. Bởi thế, sự quan tâm của khách hàng đến những khuyết điểm trên răng của họ ngày càng tăng cao. Chỉnh nha hiện là giải pháp rất được lòng hầu hết tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất. Vậy bạn có biết, hiện nay có bao nhiêu kiểu chỉnh nha và những loại này chỉnh được các khuyết điểm như thế nào chưa? Trước khi thực hiện chỉnh nha, khách hàng nên tìm hiểu kiểu nào sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho trường hợp của mình.

Các dấu hiệu của bệnh nha chu

Viêm nha chu hay còn gọi là viêm nướu là bệnh lý liên quan đến  các mô xung quanh răng do bị vi khuẩn tấn công khiến nướu bị tách dần ra khỏi răng. Chúng sẽ phá hủy hệ thống dây chằng nha chu gây lung lay và mất răng. Không điều trị kịp thời gây ra các biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm hơn và khó điều trị hơn.

Quy trình điều trị tủy răng tại Nha Khoa Lovely

Tủy răng nằm ở vị trí giữa răng, được bảo vệ bởi men và ngà răng. Khi men và ngà răng bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, chúng không thể bảo vệ tủy răng. Lúc này, tủy răng sẽ viêm nhiễm hoặc chết phần tủy, gây đau nhức.