Hàm giả tháo lắp là phương pháp phục hình nhằm khắc phục tình trạng mất răng, cải thiện thẩm mỹ bằng việc sử dụng răng giả thay thế vào khoảng trống răng mất. Phương pháp này có thể tháo lắp, không cố định nên gọi chung là hàm giả tháo lắp.
>>> Hàm giả tháo lắp - món quà dành tặng người thân
>>> Cấy ghép implant - giải pháp hoàn hảo cho người mất răng
1. Chi phí làm hàm giả tháo lắp bao nhiêu?
Hiện nay có 2 loại chính là: hàm nền nhựa và hàm gắn khung kim loại
-
Hàm nền nhựa là loại hàm có răng và nền răng được cấu tạo từ nhựa chuyên khoa thường dùng cho người già mất hết răng hoặc nhiều răng. Loại răng giả này được thiết kế linh động, phần mềm ôm sát nướu. Đây là loại răng giả tháo lắp nguyên hàm giá rẻ được sử dụng khá nhiều trước đây.
- Hàm gắn trên khung kim loại: Loại hàm này thường được sử dụng cho đối tượng người dùng bị mất nhiều răng nhưng vẫn còn lại số răng thật để làm trụ đỡ cho răng giả và gắn hàm giả lên. Các răng giả được gắn trên nền nhựa kết hợp với khung kim loại. Phần khung kim loại này có thể được cấu tạo từ Ni-Cr hoặc titanium an toàn cho cơ thể người dùng.
Dưới đây là bảng giá của các loại hàm giả tháo lắp.
Bảng giá các loại hàm giả tháo lắp
>>> Quy trình cấy ghép implant
2. Ưu nhược điểm của hàm giả tháo lắp
Ưu điểm của hàm tháo lắp
-
Tiết kiệm chi phí: Đây là ưu thế vượt trội khiến nhiều người thích dùng hàm tháo lắp. Hàm giả tháo lắp có giá thành thấp hơn so với hàm giả cố định và các phương pháp phục hình răng khác như cấy ghép implant. Chi phí làm hàm tháo lắp chỉ phụ thuộc vào chất liệu răng khách hàng lựa chọn.
- An toàn với cơ thể: Hàm răng giả tháo lắp được làm bằng Titan, sứ hay nhựa nha khoa rất lành tính, an toàn với cơ thể. Bởi thế sẽ không gây kích ứng nướu, không gây ra phản ứng phụ với cơ thể.
- Tháo lắp dễ dàng: Hàm giả tháo lắp có khả năng tháo lắp dễ dàng để vệ sinh khi cần thiết. Vì thế, người sử dụng hoàn toàn có thể chủ động trong ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày. Người sử dụng hàm tháo lắp sẽ tránh được các bệnh răng miệng sau khi phục hình.
- Ngăn ngừa tình trạng xô lệch răng: Khi mất răng lâu ngày, tình trạng tiêu xương sẽ diễn ra xuất hiện khoảng trống trên cung hàm. Dần dần các răng còn lại sẽ bị xô lệch nếu không được phục hình. Làm hàm răng giả tháo lắp cũng là biện pháp giúp răng ổn định trên cung hàm, hạn chế tối đa tình trạng xô lệch răng ảnh hưởng đến khớp cắn.
Nhược điểm của hàm tháo lắp
-
Tính thẩm mỹ và độ bền chắc kém: Mặc dù cải thiện đáng kể tính thẩm mỹ của hàm răng, tuy nhiên hàm giả vẫn không đẹp tự nhiên như thật. Bên cạnh đó, một số hàm răng giả tháo lắp bán phần gắn móc kim loại dễ dàng bị lộ khi bạn ăn nhai hay giao tiếp thường ngày. Sức nhai của hàm giả không thể tốt như răng thật, không thể dùng các thức ăn quá cứng. Nếu tác động mạnh sẽ dễ vỡ hoặc biến dạng.
- Bất tiện khi sử dụng: Vì phải thực hiện tháo ra lắp vào mỗi ngày để vệ sinh nên bệnh nhân sẽ có cảm giác vướng víu khó chịu khi sử dụng. Sau một thời gian dùng, hàm giả sẽ có mùi hôi khi dịch miệng ngấm vào.
- Thời gian sử dụng ngắn: Do chỉ phục hình được thân răng nên sau thời gian khoảng 5 năm, xương hàm sẽ bị tiêu biến. Hàm răng giả sẽ lệch so với xương hàm ban đầu, không còn bám chặt vào nướu, làm lệch khớp cắn. Lúc này người bệnh buộc phải làm lại hàm mới.
Các loại hàm giả tháo lắp
3. Những lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp
Để duy trì lâu dài hạn sử dụng của hàm giả tháo lắp, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
-
Tháo và rửa hàm tháo lắp thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ sau khi ăn.
- Dùng răng hàm giả tháo lắp thật cẩn thận: chắc chắn rằng bạn không làm cong hoặc làm mất móc cài khi làm sạch.
- Ngâm hàm tháo lắp qua đêm trong dung dịch khử khuẩn.
- Theo dõi lịch khám bác sĩ định kỳ, đến gặp nha sĩ nếu cảm thấy hàm đeo bị lỏng lẻo, đeo không vừa.
Vệ sinh hàm giả tháo lắp thường xuyên
Nếu cần tư vấn thêm về dịch vụ, quý khách vui lòng liên hệ số hotline: 0287.109.1559 để được hỗ trợ nhé!