Trẻ bị hô, móm, lưng gù, vai lệch là những vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người trẻ nhỏ. Những vấn đề này có thể gây ra đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của trẻ. Vậy trẻ hô, móm, lưng gù, vai lệch thì phải làm sao? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những bước đơn giản để giảm hô, móm và lưng gù, vai lệch… ở trẻ.
>>> Địa chỉ niềng răng uy tín cho trẻ
1. Cách nhận biết tình trạng hô, móm, lưng gù, vai lệch ở trẻ
Ba mẹ có thể kiểm tra xem bé nhà mình có bị tình trạng trên không bằng cách cho con đứng sai vào tường và đứng theo dang đứng bình thường của bé, không ép bé đứng thẳng lưng.
Bố mẹ ngồi phía trước quan sát các điểm để so sánh.
- Hai vai có bằng nhau không?
- Hai tai có bằng nhau so với hai vai không?
- Mặt có nhìn thẳng hay lệch trái hoặc phải?
- Nhân trung - cằm và xương ức có thẳng hàng không?
Ngồi phía sau con quan sát
- Cột sống lưng và cổ có thẳng hay không?
- Hai xương bả vai có bằng nhau không?
Ngồi sang trái hoặc phải quan sát:
- Tai và vai có nằm trên một đường thẳng hay không?
Sau khi kiểm tra nếu bé nhà bạn hai vai không bằng nhau, mặt bị lệch qua 1 phía, cột sống lưng và cổ không thẳng, hai xương bả vải không bằng nhau…thì nên đưa bé đi kiểm tra nhé.
Bé bị lưng gù, vai lệch
>>> Răng có ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ
>>> Có nên tự nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ
2. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng hô, móm, lưng gù, vai lệch ở trẻ
Răng hô, móm, vai lệch, lưng gù là dạng sai lệch răng phổ biến gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt và vóc dáng. Đồng thời, nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Những người không may sở hữu khuyết điểm này sẽ có hàm trên hoặc hàm dưới phát triển quá mức so với hàm còn lại. Dưới đây là một vài nguyên nhân chủ yếu:
- Lý do thứ nhất: do Gen (di truyền). Một số trường hợp trẻ em có hàm răng mọc lệch, chen chúc, hô vẩu, chồng chéo, khấp khểnh,... do di truyền từ người thân chiếm 30%. Biểu hiện ở thế hệ sau có thể nhẹ hoặc nặng hơn so với thế hệ trước.
- Lý do thứ hai: do thói quen xấu chiếm 70%. Các thói quen xấu trong đời sống sinh hoạt như mút tay, bú bình, đẩy lưỡi, nghiến răng khi ngủ, ăn nhai chóp chép, chống cằm, lạm dụng ti giả, thở miệng khi ngủ,... cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến răng của trẻ lệch lạc, khiến hàm hô ra hoặc móm ngược,..Khi hàm của trẻ phát triển không đồng đều sẽ rất dễ kéo theo sự sai lệch về vóc dáng ở trẻ như: hàm hô thường kèm theo lưng gù, hàm móm thì đầu sẽ hơi ngửa về sau,...
- Lý do thứ ba: do mất răng sữa sớm, có thể là do sâu răng, tai nạn. Sau này, răng vĩnh viễn mọc lên sẽ có xu hướng mọc lệch, chen chúc, xiên vẹo,.. vì không được định hướng từ răng sữa.
Nguyên nhân gây hô, móm, lệch lạc răng ở trẻ
3. Phương pháp khắc phục
Trẻ em từ độ tuổi 5-12 tuổi là độ tuổi vàng để chỉnh nha cho trẻ. Vì sao ư? Vì trong độ tuổi này xương hàm, xương cột sống của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, việc chỉnh nha cho trẻ ở giai đoạn này không chỉ giúp loại bỏ các thói quen xấu như thở miệng, mút tay,…,khắc phục các tình trạng răng mọc lộn xộn ở trẻ, mà còn có thể điều chỉnh được xương hàm, xương cột sống của trẻ.Ở độ tuổi này thì phương pháp chỉnh nha thích hợp cho trẻ là chỉnh nha cơ chức năng.
>>> Điều trị hiệu quả với hệ thống chỉnh nha Myobrace
>>> Quy trình chỉnh nha cơ chức năng
Chỉnh nha cơ chức năng tại Nha Khoa Lovely
Chỉnh nha cơ chức năng sẽ sử dụng khí cụ chỉnh nha giúp chỉnh răng về đúng vị trí, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh, không gây tổn thương nướu của trẻ. Ngoài việc đeo khí cụ, các bé sẽ được lên liệu trình tập cơ chức năng với chuyên gia. Các buổi tập cơ cho trẻ gồm có: tập cơ môi, má, lưỡi, dáng người,… sẽ giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu như thở miệng, mút tay, nuốt sai,… điều chỉnh dáng người của trẻ không còn gù, ưỡn hoặc lệch vai…
Nếu ba mẹ cần tư vấn, vui lòng liên hệ số hotline: 0287.109.1559 để được hỗ trợ nhé!