Vôi răng là gì?
Vôi răng hay còn gọi là cao răng được hình thành do mảng bám thức ăn tác dụng với nước bọt trong khoang miệng thời gian đầu chỉ là mảng bám dính trên bề mặt răng rất mỏng và rất dễ loại bỏ bằng bàn chải. Tuy nhiên, nếu vệ sinh răng miệng không tốt, mảng bám sẽ được bồi đắp dày thêm và tích tụ ngày càng cứng dần và không thể loại bỏ bằng cách chải răng mà phải nhờ đến sự can thiệp của nha sĩ.
Vôi răng
>>>Bảng giá dịch vụ tại Nha khoa Lovely
Các loại vôi răng
Vôi răng có 2 loại:
-
Vôi răng nằm trên răng: loại này dễ nhìn thấy bằng mắt thường, dễ dàng loại bỏ mà không gây cảm giác đau nhức.
- Vôi chân răng: Dây là dạng vôi nguy hiểm hơn, gây sưng viêm nướu và lung lay chân răng. Dễ dẫn đến tình trạng mất răng, Loại vôi răng này cũng khó lấy hơn bình thường phải sử dụng các thiết bị y tế cạo sâu xuống phần nướu răng để có thể lấy sạch phần vôi răng. Phương pháp lấy vôi răng này có thể gây đau nhức và chảy máu
Các cấp độ của vôi răng
Vôi răng bao gồm nhiều cấp độ khác nhau. Những khách hàng không mấy quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng thường gặp phải vấn đề này. Hiện nay, tình trạng vôi răng được chia làm 3 cấp độ:
-
Cấp độ 1: Ở cấp độ này, vôi răng chỉ có độ dày dưới 1mm. Màu sắc của vôi răng thường là màu trắng đục hoặc vàng nhạt. Lúc này vôi răng chỉ mới hình thành mà chưa thực sự gây hại đến sức khỏe răng miệng.
- Cấp độ 2: Ở cấp độ này, cao răng sẽ có độ dày từ 1 – 2mm. Thông thường sẽ có màu vàng sậm. Lúc này khách hàng sẽ gặp phải tình trạng viêm nướu nhẹ. Ngoài ra còn phát sinh nên những triệu chứng như hôi miệng và chảy máu chân răng.
- Cấp độ 3: Đây chính là cấp độ cao nhất. Lúc này vôi răng sẽ có màu nâu sậm hoặc nâu đen với độ dày lên đến trên 2mm. Chính điều này sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu nặng. Khách hàng dễ dàng phát hiện ra các vấn đề như nướu sưng đỏ, chảy máu chân răng và làm cho hơi thở có mùi nặng.
Các cấp độ vôi răng
Tác hại của cao răng/vôi răng
- Hơi thở nặng mùi: Khi cao răng tích tụ lâu ngày, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Ảnh hưởng đến tâm trạng của những người xung quanh
- Tổn thương nướu: khi mảng bám cao răng quá dày và nhiều, dẫn đến viêm nha chu và nướu không còn chỗ bám, bị tụt nướu, lộ chân răng dài.
- Mất răng: khi viêm nha chu kéo dài, không giữ được răng, chân răng lung lay và không thể giữ được răng.
- Răng bị đổi màu ố vàng
- Tổn thương men răng gây sâu răng
- Ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể: lở miệng, viêm họng,...
Tác hại của vôi răng
Làm sao phòng tránh vôi răng?
-
Cạo vôi răng định kỳ, lựa chọn các nha khoa uy tín
- Đánh răng kỹ và đúng cách
- Làm sạch vùng kẽ răng: chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm chải
- Sử dụng đường và tinh bột có chừng mực
- Kiểm tra răng định kỳ
Mảng bám/vôi răng là những nguyên nhân gây ra các tổn thương về nướu, răng miệng và vòm họng. mảng bám rất dễ được hình thành sau hoạt động ăn uống nếu không thực hiện vệ sinh đúng cách. Thường xuyên chú ý các thay đổi của răng miệng để kịp thời đến nha khoa và nhận sự tư vấn của các nha sỹ nhằm tìm ra các phương pháp xử lý phù hợp nhất.