Răng mọc lệch ở trẻ là một tình trạng khá phổ biến, được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Những chiếc răng mọc lệch không chỉ gây ra vấn đề về thẩm mỹ mà còn về sức khỏe hoặc giọng nói của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân răng trẻ mọc lệch, các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra và cách khắc phục? Cũng tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây nhé!
>>> Răng có ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ
1. Nguyên nhân răng trẻ mọc lệch
Cả răng sữa và răng vĩnh viễn đều có thể mọc lệch lạc hoặc khấp khểnh. Những thói quen kéo dài, chẳng hạn như ngậm núm vú giả hoặc ngón tay cái cũng có thể khiến răng sữa bị đẩy ra ngoài hoặc khấp khểnh. Di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng.
Có răng sữa mọc lệch không có nghĩa là con bạn sẽ có răng vĩnh viễn cũng mọc lệch. Tuy nhiên, nếu răng sữa mọc chen chúc với nhau thì răng vĩnh viễn cũng có thể mọc chen chúc. Nếu chấn thương miệng hoặc sâu răng khiến một hoặc nhiều răng sữa bị rụng sớm hơn bình thường, thì các răng vĩnh viễn sau đó có thể mọc lệch ra khỏi nướu thay vì mọc thẳng.
Các vấn đề khác ảnh hưởng đến răng sữa cũng có thể ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn bao gồm:
Kích thước hàm
Chế độ ăn hiện đại gồm các thực phẩm được chế biến kỹ, mềm mà chúng ta thường ăn; đòi hỏi ít nhai hơn so với các loại thực phẩm mà tổ tiên chúng ta ăn.
Sự thay đổi này đã thay đổi kích thước hàm chung của chúng ta, khiến nó nhỏ hơn. Các nhà khoa học tin rằng: hàm ngắn hơn đã tiến hóa của chúng ta có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng mọc chen chúc, khấp khểnh và lệch lạc.
Các thói quen xấu
Các thói quen xấu là những hành vi lặp đi lặp lại có ý thức hoặc không ý thức, không nhằm mục đích thực hiện chức năng. Chúng ảnh hưởng đến các cơ hoặc chức năng của miệng hoặc mặt. Các thói quen này bao gồm:
- Mút ngón tay cái.
- Ngậm núm vú giả hoặc sử dụng bình sữa.
- Đẩy lưỡi.
- Thở miệng
Các thói quen xấu
Di truyền
Nếu một hoặc cả cha và mẹ có răng mọc chen chúc hoặc khấp khểnh thì có khả năng trẻ cũng vậy. Trẻ cũng có thể thừa hưởng tính chất sai lệch khớp cắn từ cha, mẹ.
Điều này là do:
-
Thứ nhất: trẻ có thể thừa hưởng sự không hài hòa kích thước giữa răng và hàm, dẫn đến hiện tượng răng mọc chen chúc hoặc thưa kẽ.
- Thứ hai: thừa hưởng sự không cân xứng kích thước và hình dạng của xương hàm trên và xương hàm dưới, có thể đưa đến tương quan khớp cắn không đúng.
Chăm sóc răng miệng kém
Đôi khi, việc không được nha sĩ kiểm tra răng hằng năm có thể khiến trẻ gặp các vấn đề. Chẳng hạn như bệnh nướu răng và sâu răng, không được điều trị. Điều này có thể dẫn đến răng khấp khểnh và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.
Dinh dưỡng kém
Chế độ dinh dưỡng kém, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến sâu răng và phát triển răng miệng kém. Đây là tiền đề tiềm ẩn của răng mọc lệch. Ví dụ như thiếu calci chất khoáng không thể thiếu cho sự phát triển và duy trì cấu trúc của xương. Thiếu calci do sự hấp thu của cơ thể kém hay do dinh dưỡng kém có thể làm trẻ có lệch lạc răng hay sai khớp cắn do xương hàm phát triển không đầy đủ.
2. Hậu quả
-
Răng bé mọc lệch gây sai lệch khớp cắn, khiến hoạt động ăn nhai trở nên bất tiện. Ngoài ra, trường hợp răng này còn là nguyên nhân dẫn đến đau khớp thái dương hàm, nghiến răng thường xuyên,… Lâu ngày, khả năng ăn nhai của trẻ bị giảm sút kèm theo nguy cơ gây hại cho sức khỏe và khả năng phát triển toàn diện của trẻ.
- Răng lệch lạc, mọc không đều làm giảm sự cân xứng của hàm răng, gây mất thẩm mỹ khuôn miệng khiến trẻ e ngại khi cười nói. Tệ hơn, trường hợp răng lệch do sai khớp cắn còn làm bé không thể khép được miệng bình thường, dẫn đến tâm lý tự ti với bạn bè.
- Răng bé mọc lệch gây sai lệch khớp cắn, khiến hoạt động ăn nhai trở nên bất tiện. Ngoài ra, trường hợp răng này còn là nguyên nhân dẫn đến đau khớp thái dương, nghiến răng thường xuyên,… Lâu ngày, khả năng ăn nhai của trẻ bị giảm sút kèm theo nguy cơ gây hại cho sức khỏe và khả năng phát triển toàn diện của trẻ.
- Tình trạng răng mọc lệch khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dẫn đến các vụn thức ăn và các mảng bám bị giữ lại trên các kẽ hở răng. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu,…
- Việc phát âm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phối hợp giao thoa giữa răng, môi và lưỡi. Vì thế khi răng mọc chen chúc nhau, đặc biệt là răng cửa mọc lệch có thể khiến trẻ gặp tình trạng nói ngọng, nói đớt, gây thiếu tự tin khi giao tiếp.
Răng mọc lộn xộn
3. Cách khắc phục
Chỉnh nha cơ chức năng là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất cho trẻ từ 5 - 12 tuổi muốn điều chỉnh răng đẹp không đau, không tốn kém. Tại Nha Khoa Lovely, phương pháp chỉnh nha cơ chức năng là phương pháp kết hợp giữa việc đeo khí cụ chỉnh nha Myobrace kết hợp với các bài tập cơ chức năng giúp trẻ loại bỏ thói quen xấu, điều chỉnh vóc dáng và điều chỉnh răng.
Khí cụ Myobrace được chia thành 4 giai đoạn cơ bản:
-
Giai đoạn răng sữa
- Giai đoạn răng hỗn hợp
- Giai đoạn răng vĩnh viễn đang mọc
- Giai đoạn răng vĩnh viễn
Khí cụ chỉnh nha Myobrace
Các loại khí cụ Myobrace được thiết kế vừa với khung hàm của trẻ trong từng giai đoạn. Điều tạo nên sự khác biệt của Myobrace chính là mỗi loại được sử dụng ở từng giai đoạn sẽ tập trung vào một mục tiêu điều trị cụ thể, giúp phù hợp hơn cho từng tình trạng của trẻ.Hy vọng kiến thức nha khoa trên có thể giúp phụ huynh hiểu rõ hơn sự nguy hiểm của vấn đề răng mọc lệch lạc và cách khắc phục an toàn nhất cho trẻ. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ và sản phẩm, quý phụ huynh vui lòng liên hệ đến #HOTLINE 0901.414.559 hoặc FANPAGE Nha Khoa Lovely để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Bạn có thể quan tâm:
Có nên bôi vecni flour cho trẻ?